Hình ảnh sản xuất thùng giấy cacrton
Nhưng một số nhà quan sát tỏ ra nghi ngờ khả năng Nhật Bản sẽ đạt được mục tiêu này trong điều kiện nền kinh tế Nhật Bản đang suy thoái. Ngoài ra, hiện nay có một số yếu tố có thể làm hạn chế đến việc thu gom,và tái chế giấy phế thải ở Nhật Bản, đó là:
– Các thay đổi trong phương thức thu gom hộp giấy carton cũ trước đây việc thu gom gấy cũ thường do những người chuyên đi thu gom thực hiện, còn ngày nay các trường học, các tổ chức khu phố… đứng ra đảm nhận công việc này. Các hoạt động thu gom giấy cũ thường được chính phủ và chính quyền địa phương khuyến khích ủng hộ. Tuy nhiên, mặt trái của các hoạt động này là làm giá giấy cũ giảm xuống thấp, khiến hệ thống thu gom tái chế kiểu cũ bị tan rã.
– Các thay đổi trong tỉ lệ và thành phần các loại giấy phế thải do các thay đổi trong công nghệ sản xuất thùng giấy carton cũng như kỹ thuật in và mục đích sử dụng nên tỉ lệ các loại giấy được thu gom đã thay đổi khá nhiều. Tính chất và thành phần của các loại giấy cũng thay đổi.
Để tăng tỉ lệ tái chế giấy, ngành công nghiệp tái chế giấy Nhật Bản đã áp dụng các biện pháp sau:
– Cải tiến công nghệ tái chế: công nghệ tái chế giấy không ngừng được cải tiến để đáp ứng sự thay đổi liên tục về chất lượng của giấy phế thải. Các chất khử mực kiểu mới đang được nhanh chóng phát triển và cải tiến. Mới đây nhất người ta đã chế tạo những kiểu máy làm bột giấy có hiệu quả cao và tiết kiệm năng lượng, cho phép sản xuất bột sản xuất thùng giấy carton chất lượng cao từ giấy phế thải.
Tỉ lệ giấy phế thải được sử dụng trong sản xuất giấy in báo đang ngày càng tăng. Giấy phế thải chiếm đến 50 – 60% thành phần giấy của một tờ giấy in báo. Mới đây một công ty Nhật Bản đã ra mục tiêu sản xuất giấy in báo từ 100% giấy phế thải và đang tiến dần tới mục tiêu này. ở một số nước khác, giấy phế thải đã chiếm đến 80 – 90% thành phần của giấy in báo.
Ngoài mục đích sử dụng trong sản xuất giấy, giấy phế thải còn được sử dụng cho một số mục đích khác trong xây dựng (làm tấm cách nhiệt, phối trộn với nhựa đường để giảm tiếng ồn cho đường ô tô… ) và nông nghiệp (làm phân bón, bổ sung chất sợi cho thức ăn gia súc… ).
Mới đây, Nhật Bản đã tiến hành khảo sát khả năng sử dụng bao bì giấy thùng giấy carton phế thải làm nhiên liệu. Từ trước đến nay người ta vẫn tin rằng giấy phế thải cần được tái chế thành bột giấy và các sản phẩm giấy khác nhau, còn víệc đốt giấy là điều bất đắc dĩ. Tuy nhiên, khi đánh giá toàn diện thì việc tái chế giấy ngày càng tiêu thụ nhiều năng lượng, do thành phần các loại giấy phế thải ngày càng đa dạng và các phương pháp tái chế ngày càng phức tạp.
Vì vậy, việc đốt giấy để thu hồi năng lượng có thể sẽ có lợi cho môi trường hơn so với việc tái chế giấy. Quá trình đốt giấy cung cấp cho ta nguồn năng lượng sạch và giảm đáng kể lượng phế thải rắn cần chôn lấp.
Theo Asia Pulp & Paper
2/2000